Nứt kẽ hậu môn là vết rách nhỏ được hình thành ở niêm mạc ống hậu môn. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn) gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi tiêu. Nứt hậu môn cấp tính trông giống như vết giấy rách. Nứt hậu môn mạn tính có những vết rách và hai mẩu da thừa, một ở trong và một ở ngoài.
Bệnh thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết nứt cấp tính sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Đa số các vết nứt hậu môn sẽ hết khi áp dụng phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ ăn vào hoặc ngâm hậu môn trong nước. Nếu bệnh không cải thiện với những phương pháp điều trị và tồn tại hơn 8-12 tuần được coi là mạn tính. Nứt hậu môn mạn tính cần dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật hạn chế tổn thương cơ hậu môn cũng như ngăn ngừa tái phát.
Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn)
Triệu chứng điển hình là cảm giác đau đớn ở hậu môn khi đại tiện; cơn đau càng dữ dội khi phân khô – rắn đi qua hậu môn. Một cơn đau do nứt kẽ hậu môn thường xảy ra theo 3 giai đoạn: đau khi phân đi qua chỗ nứt; hết đau 10 đến 15 phút; đau trở lại và kéo dài nhiều giờ rồi tự nhiên hết đau. Cảm giác đau đớn này làm bệnh nhân thường sợ đi đại tiện.
Theo các chuyên gia, nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được, nhưng tỷ lệ thành công là rất thấp. Đối với các trường hợp nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học thì các vết nứt sẽ tự lành lại được.
Tuy vậy, sau một thời gian, bệnh sẽ bị tái phát lại, phần hậu môn sẽ xuất hiện các vết nứt lớn hơn, gây nên tình trạng đau đớn kéo dài và chảy máu hậu môn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân
Hậu môn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn khiến vết nứt rất khó lành theo các cách tự nhiên thông thường
Điều trị nứt hậu môn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nhìn chung có hai phương pháp là điều trị không phẫu thuật và điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật là cách điều trị căn bản áp dụng cho mọi vết nứt hậu môn. Nguyên tắc điều trị là lọai bỏ những tác nhân gây bệnh và giúp tăng cường máu nuôi đến niêm mạc tổn thương. Nếu điều trị đúng cách bằng phương pháp này thì có thể làm lành đến 90% các vết nứt cấp tính.
Healit Rectan – điều trị dứt điểm nứt kẽ hậu môn
Một phương pháp khác là chích độc tố Botilinum (Botox) vào cơ vòng trong gây dãn cơ vòng, vết nứt mãn tính có thể lành đến từ 60 đến 80% trong khoảng từ 2 đến 3 tháng.
Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với nứt kẽ hậu môn cấp tính, điều trị không phẫu thuật thường đem lại kết quả tốt, vết nứt hoặc rách có thể lành trong vài tuần. Nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, hoặc tái phát hoặc vết nứt lan sâu vào cơ vòng hậu môn gây đau đớn, lúc này cần xác định thêm nguyên nhân gây bệnh khác như viêm nhiễm trùng, thăm khám hậu môn dưới gây mê hay tê, đo trương lực cơ vòng trong để xác định tình trạng tăng trương lực. Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng để điều trị vết nứt mãn tính không đáp ứng điều trị bảo tồn, bằng cách cắt giảm một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và đau, giúp vết nứt mau lành.Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
Người bệnh tránh chủ quan, cho rằng nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi mà lơ là với việc chăm sóc và điều trị bệnh. Khi nhận thấy mình có các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị được kịp thời.
Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng để điều trị vết nứt mãn tính không đáp ứng điều trị bảo tồn
Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 19002153.